Việc dạy học trực tuyến đang trở nên ngày càng phổ biến. Bởi vì có nhiều lợi ích mà nó đem lại cho người học. Và để tổ chức một giờ học trực tuyến chuyên nghiệp và hiệu quả thì cần những công cụ hỗ trợ. Trong bài viết này Tài Liệu Giáo Dục giới thiệu đến các thầy cô 12 công cụ giúp dạy học trực tuyến hiệu quả.
1. Kahoot
Nền tảng này thì chắc quá quen thuộc với mọi người rồi. Kahoot giúp các bạn tạo quiz online sau đó người tham dự sẽ tham gia làm quiz bằng code. Quiz tạo trên Kahoot sẽ ở dạng multiple choice hoặc True/False.
Bạn sẽ kiểm soát được tốc độ làm bài vì bạn sẽ là người show câu hỏi còn người tham dự sẽ chọn đáp án bằng thiết bị của mình. Sau mỗi câu hỏi thì mọi người đều thấy leader board và bạn có thể khuấy động và tương tác với người chơi giúp không khí sôi động hơn.
Kahoot yêu cầu người chơi phải có 2 thiết bị (1 để xem câu hỏi trên màn hình bạn chia sẻ và 1 để chọn câu trả lời). Điều này sẽ có thể gây khó khăn cho những bạn chỉ có 1 thiết bị. Tuy nhiên hiện tại Kahoot cũng đã có tính năng assign quiz và người chơi chỉ cần 1 thiết bị.
Link hướng dẫn: https://www.youtube.com/watch?v=7DuWYGVEOWY
2. Quizizz
Đây là nền tảng phổ biến không kém cạnh Kahoot. Tuy nhiên khác với Kahoot, Quizizz sẽ cho phép người tham gia chơi cá nhân theo tốc độ của mình. Màn hình của bạn sẽ chỉ nhìn thấy leader board xem ai đang dẫn đầu và đã trả lời được bao nhiêu câu hỏi. Quiz sẽ tự kết thúc khi tất cả người chơi đều hoàn thành hoặc bạn có thể kết thúc quiz bất cứ lúc nào.
Người tham gia chỉ cần dùng 1 thiết bị để làm quiz nên sẽ rất tiện lợi. Hơn nữa trong quá trình làm bài, người chơi có thể sử dụng các power-ups giúp bài quiz bớt nhàm chán hơn.
Tất cả người tham dự đều tương tác trên thiết bị của mình nên không khí chung của lớp sẽ hơi trầm và bạn sẽ không còn là người kiểm soát từng câu hỏi như khi dùng Kahoot nữa.
Link hướng dẫn:https://www.youtube.com/watch?v=EgK-zSCT2c0
3. Wordwall
Wordwall cho phép bạn tạo các bộ câu hỏi và những câu hỏi đó có thể được tổ chức dưới các hình thức game khác nhau, rất hấp dẫn đối với người tham gia. Một số hoạt động mà mình hay sử dụng là Match up, Group sort, Quiz,… Ngoài ra bạn cũng có thể dùng những bộ câu hỏi có sẵn mà những người dùng khác đã tạo.
Có rất nhiều hoạt động, trò chơi khác nhau mà bạn có thể lựa chọn (18 hoạt động dành cho tài khoản miễn phí). Thao tác sử dụng cũng rất đơn giản và dễ hiểu.
Tài khoản miễn phí bị giới hạn chỉ tạo được tối đa 5 hoạt động. Hơn nữa ở nền tảng này, người tham gia sẽ tự tham gia hoạt động trên thiết bị của mình nên không khí lớp học sẽ thiếu sự tương tác. Một điểm nhỏ nữa là giao diện của Wordwall không được đẹp mắt cho lắm (theo cá nhân mình thấy).
4. Baamboozle
Hình thức chơi duy nhất trên nền tảng này đó là bạn sẽ tạo 1 bộ câu hỏi rồi chia người tham gia thành các nhóm rồi các nhóm sẽ lần lượt chọn 1 câu hỏi để trả lời. Ngoài những câu hỏi còn có các power-ups như swap points hay steal points sẽ giúp người chơi phấn khích hơn
Giao diện đơn giản, tạo câu hỏi nhanh. Người tham gia không cần dùng link để tham dự mà bạn sẽ là người thao tác luôn như chọn câu hỏi hay kiểm tra đáp án.
Chỉ có duy nhất 1 hình thức chơi nên chơi nhiều sẽ dễ nhàm chán.
5. Blooket
Tiếp tục là 1 nền tảng giúp các bạn tạo câu hỏi và người tham gia sẽ trả lời theo hình thức chơi game và tham gia những hoạt động khác nhau (10 game và hoạt động miễn phí cả chơi đơn và chơi theo nhóm). Ngoài ra còn có những bộ câu hỏi có sẵn do những người dùng khác tạo từ trước mà các bạn có thể sử dụng.
Bạn chỉ cần tạo 1 bộ câu hỏi và có thể thay đổi các hình thức chơi khác nhau. Ngoài ra còn có thể import bộ câu hỏi từ Quizlet, rất tiện lợi. Giao diện cũng rất đáng yêu và sống động.
Người tham gia sẽ tự chơi trên thiết bị của mình nên không khí lớp sẽ không được sôi động.
Link hướng dẫn:https://www.youtube.com/watch?v=BIlDPqcIDYU&t=949s
6. PollEV
Với PollEV, bạn sẽ có thể tạo poll để người tham gia vote online hoặc tạo Word cloud, Open-ended question, True or False,…
Có đa dạng hoạt động cho bạn lựa chọn. Hơn nữa bạn có thể thêm PollEV vào phần add-in của Powerpoint để hoạt động luôn trên Powerpoint, không phải chuyển qua lại giữa các nền tảng.
Giao diện đơn điệu và thao tác tạo hoạt động rất phức tạp và mất thời gian
7. Mentimeter
Đây là nền tảng tương tự PollEV nhưng giao diện nhiều màu sắc và sinh động hơn. Hơn nữa thao tác tạo hoạt động cũng đơn giản hơn PollEV.
Giao diện sống động, đơn giản và dễ hiểu. Thao tác tạo hoạt động đơn giản.
Tài khoản miễn phí bị giới hạn số câu hỏi, slides trong các hoạt động.
8. Nearpod
Nền tảng giúp bạn tạo slide cùng các hoạt động cho phép người tham gia tương tác trong giờ học. Các hoạt động nổi bật có thể kể đến như Collaborate board, Fill in the blanks, Matching pairs, Quiz,… Ngoài ra còn có hoạt động Draw cho phép người tham gia tương tác với bài giảng bằng cách vẽ trực tiếp lên bài giảng bằng thiết bị của mình.
Kết hợp tạo slide và các hoạt động trên cùng 1 nền tảng nên không cần chuyển qua lại giữa các nền tảng khác nhau dễ gây xao nhãng cho người tham gia.
Trang web rất nặng nên các thao tác của bạn sẽ bị chậm và 1 số bạn sẽ không thể tham gia nếu mạng không đủ mạnh.
9. Google Jamboard
Hình thức của Jamboard là 1 collaborate board giúp cho người tham gia cùng nhau tham gia đóng góp vào bài giảng hoặc brainstorm. Bạn sẽ tạo 1 bảng và người tham gia có thể chèn text hoặc notes và di chuyển chúng tự do trong bảng.
Tính tương tác và tự do cao vì người tham gia có thể chèn nội dung của mình và di chuyển thoải mái trên bảng. Từ đó bạn có thể tạo được nhiều hoạt động như matching pairs hay group sort.
Nếu dùng bằng điện thoại thì yêu cầu phải tải app nên sẽ gây khó khăn và mất thời gian với những người tham gia chưa có sẵn app trên điện thoại.
10. Padlet
Đây cũng là hình thức collaborate board giống với Google Jamboard. Tuy nhiên với padlet thì người tham gia sẽ không thể tự do di chuyển nội dung của mình nên chủ yếu dùng để brainstorm hoặc reflection.
Giao diện đẹp, sống động. Người tham gia tham gia qua đường link mà không cần tải app
Bị giới hạn số lượng padlet với tài khoản miễn phí.
Link hướng dẫn:https://www.youtube.com/watch?v=doFSpcITu7E
11. Live worksheets
Một trang web cực hay giúp các bạn và thầy cô chuyển đổi những phiếu bài tập ở định dạng pdf hay png thành live worksheet giúp người tham gia có thể tương tác trực tiếp và nhận kết quả. Các hình thức thiết kế rất đa dạng như chọn phương án đúng, điền từ, insert bài nghe, matching,…
Các thao tác rất đa dạng và linh hoạt giúp các bạn thiết kế được nhiều hoạt động.
Để thiết kế các dạng bài tập các bạn cần phải dùng 1 vài câu lệnh, rất đơn giản nhưng yêu cầu phải ghi nhớ hoặc lưu lại để khi nào cần dùng thì sẽ không mất thời gian tìm kiếm.
Link hướng dẫn:https://www.youtube.com/watch?v=EM8SPeHsSQQ
12. Quizlet
Trang web và ứng dụng quen thuộc giúp thầy cô và các bạn có thể tạo flash cards để học từ vựng một cách rất hiệu quả.
Thao tác không phức tạp. Có tính năng tạo lớp giúp bạn có thể thêm người tham gia của lớp mình vào để cùng học từ vựng qua các flash cards. Ngoài ra còn có Quizlet Live cho phép người tham gia làm quiz online và trả kết quả giúp bạn check nhanh mức độ nhớ từ của người tham gia (chỉ áp dụng với tài khoản trả phí).
Nếu dùng tài khoản miễn phí thì chỉ có thể sử dụng để học từ chứ không có dạng Quizlet Live